
07 09 2017
Xổ số miền Trung thứ Nam hàng tuần_Xổ số miền Bắc thứ Hai hàng tuần_Xổ số miền Nam chủ nhật hàng tuần
Vụ hè thu, thời tiết thường có nhiều bất lợi cho sự sinhh trưởng và phát triển của cây rau màu (nắng nóng, mưa nhiều). Vì vậy, để giảm thiểu những tác hại, rủi ro trên cây trồng do thời tiết gây ra, nông dân cần chú ý và có những biện pháp kĩ thuật tác động sao cho phù hợp và hiệu quả trong tất cả các khâu của mùa vụ. Cụ thể:
Việc làm đất: Cần chú ý cày hết tầng đất canh tác để lên luống được cao giúp thoát nước tốt khi gặp mưa bão. Làm đất vừa phải, không nên bừa kĩ sẽ dễ bị dí rẽ khi có mưa to kéo dài. Nạo vét các rãnh luống thường xuyên rồi ấp lên má luống. Ngoài ra, cần bổ sung một lượng xỉ than trộn đều phân hữu cơ để bón lót, giúp cho phần rễ cây sau này được thông thoáng hơn.
Với những vùng đất chuyên canh rau màu, cần bắt buộc áp dụng biện pháp xử lý đất trồng lúc làm đất. Vì đất chuyên canh rau màu luôn tồn tại một lượng lớn các đối tượng vi sinh vật( nấm, vi khuẩn héo xanh), gặp thời tiết mưa nhiều, chúng sẽ dễ dàng phát sinh và gây hại rau màu.
Bón phân: Đầu vụ hè thu, thường có nhiều trận mưa lớn dễ gây thất thoát phân bón( phân bị rửa trôi), nhất là phân đạm. Vì vậy, nên lựa chọn phân tổng hợp NPK để bón lót cho rau màu là tốt nhất. Nên lựa chọn mua các loại phân tổng hợp giàu kali( 16-16-8, 13-13-13 +TE…) để tăng sức chống chịu cho cây rau.
Đối với các chân ruộng dùng để sản xuất các loại rau ngắn ngày như rau rền, rau muống, thì là, xà nách…phân bón lót cần phải trộn đều vào đất trước khi gieo hạt. Không được rắc phân lót trên bề mặt luống sau khi đã san phẳng rồi mới gieo rau. Trộn phân bón với đất trước khi gieo sẽ chống sự gây thương tổn do phân gây ra và không làm thất thoát phân bón do bị bay hơi hoặc rửa trôi.
* Lưu ý: Tuyệt đối không đổ phân bón trực tiếp vào gốc cây khi bón thúc. Việc làm này không những cây không hút được nhiều dinh dưỡng( cây hút dinh dưỡng và nước là đầu cùng của rễ- chóp rễ) mà còn làm tăng mật độ vi khuẩn và nấm tập trung ở vùng gốc rễ tấn công cây trồng.
Che phủ: Một số cây rau màu( cà chua, dưa hấu, dưa lê…) nhất thiết phải có vật liệu che phủ luống rau( màng phủ nông nghiệp) để hạn chế cỏ dại, giảm bức xạ nhiệt, chống úng cho cây…
Kích thích đậu quả: Vụ hè thu, do nắng lắm, mưa nhiều nên cây trồng rất khó đậu quả. Vì vậy, cần sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng để kích thích đậu quả cho các cây trồng lấy quả. Ví dụ phun chất đậu quả cho cà chua khi cây ra hoa vào thời tiết ban đêm nhiệt độ trên 220C.
* Chú ý:
Với những cây gieo trong vườn ươm, nếu thời tiết thuận lợi cho phép thì nên đưa cây con ra ruộng sản xuất sớm hơn so với vụ xuân hè để giảm thiểu sự tổn thương bộ rễ cho cây khi đánh, tỉa, cây sẽ ít bị “chột” sau khi cây chuyền. Ví dụ, với cây dưa, nên đưa ra ruộng sản xuất khi cây mới nhú lá thật đầu tiên.
Cần phun thuốc phòng bệnh cho rau mùa hè thu sau mỗi đợt mưa kéo dài hay mưa to để ngăn chặn vi khuẩn và nấm có trong đất trồng tấn công gây hại rau màu. Không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị bệnh để phun phòng vì làm như vậy sẽ tăng thêm tính kháng thuốc của vi sinh vật.
Vụ xuân hè thời tiết nắng nóng kèm theo mưa to sẽ thúc đẩy cho một số loại nấm chuyên tính như thán thư, lở cổ rễ, chết rũ, nứt thân chảy nhựa…gây hại cây rau màu. Nông dân cần chú ý thăm đồng điều tra để sớm phát hiện bệnh hại và phun trừ kịp thời.
Khi cây rau đã bị bệnh, cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không nên bón đạm cho cây lúc này, vì sẽ càng làm tăng thêm mức trầm trọng của bệnh( vi khuẩn, nấm phát triển nhanh trong môi trường giàu đạm). Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị để trừ bệnh ngay khi lúc bệnh chớm xuất hiện. Nếu bệnh nặng, cần khử bỏ và tiêu hủy các lá, cây bị bệnh nặng ra khỏi đồng ruộng để hạn chế lây lan.
Cần theo dõi thường xuyên dự tính dự báo thời tiết của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương và địa phương để có những biện pháp ứng phó kịp thời với những bất lợi của ngoại cảnh xảy ra.
KS: TRẦN THỊ LIÊN – Trạm khuyến nông Nam Sách, Hải Dương (SNNPTNT Hải Dương)